Chú Giải Tin Mừng Chúa Nhật Tuần XIV Mùa Thường Niên - Năm B (Mc 6,1-6) | Giáo Phận Phú Cường

CHÚ GIẢI TIN MỪNG
CHÚA NHẬT TUẦN XIV MÙA THƯỜNG NIÊN - NĂM B
TIN MỪNG: Mc 6,1-6

Noel Quesson - Chú Giải

 

Đức Giêsu ra khỏi đó và trở về quê nhà, có các môn đệ đi theo.

Bây giờ Chúa Giêsu. trở về Na-za-rét, làng quê, xứ sở của Người.

Sinh tại Bêlem, vì một cuộc kiểm tra dân số Chúa Giêsu đã trải qua thời thơ ấu và niên thiếu tại Na-za-rét, nơi xa xôi cách trở giao thông. Ở đó có lẽ chỉ có khoảng 150 gia đình. Người ta sống rất đơn giản, trồng ô liu và nho, cùng với một ít lúa đại mạch và lúa mì. Mỗi gia đình có một vài con dê. Hằng ngày, mỗi người tự làm bánh mì cho mình tại nhà. Ngày thứ bảy, tất cả đều đến hội đường để cầu nguyện. Nơi Đức Giêsu, tất cả đều phản ảnh gốc gác của Người, là một nông dân, một người sống bằng đất đai một người "của quê hương".

Tin Mừng hoàn toàn mô tả cuộc sống đồng quê, một tường thuật do những người "nông dân” ghi lại, nói về một “nông dân" sống giả những người "nông dân” và đã diễn tả ý nghĩ của mình bằng nhượng ẩn dụ của "nông dân". Như vậy đâu là đặc tính của một người thợ mộc trong kiểu sống này? Làm bàn ghế, giường, cửa? Tại sao vậy? Mỗi người tự làm những thứ ấy. Người ta ngồi ăn dưới đất, ngủ trên chiếu trải dưới đất. Anh thợ mộc Giêsu, một nông dân trong số những nông dân khác; có thể có một vài sự khéo léo đặc biệt học nơi ông Giuse, một người "sửa chữa" tầm thường, có thể làm hay chữa những cái ách hay những chiếc cày bằng gỗ. Giêsu, một con người không có gì khác biệt với người khác. Tôi hãy suy niệm về điều này.

Đến ngày Sa-bát, Người vào giảng dạy trong hội trường.

Về điểm này cũng thế, Đức Giêsu cũng như mọi người. Chúng ta đừng lầm lẫn. Đức Giêsu không phải là người cử hành nghi lễ. Người không đóng vai trò tư tế. Người chỉ là một trong những tín hữu đi dự lễ. Trong dân ít-ra-en bất cứ một người nam trưởng thành nào, kể từ tuổi thành nhân (12 tuổi) đã là "tư tế", thuộc về "dòng giống tư tế", đều có quyền đọc Thánh kinh và chú giải Thánh kinh. Đấy là việc Đức Giêsu đã làm ngày hôm đó, khi Người rời chỗ ngồi để lên "đọc" và "diễn giảng". Thánh Máccô không cho chúng ta biết đề tài của bài giảng hôm đó là đề tài nào.

Đa số thính giả rất ngạc nhiên. Họ nói: "Bởi đâu ông ta được như thế? ông ta được khôn ngoan như vậy, nghĩa là làm sao? ông ta làm được những phép lạ như thế, nghĩa là gì?"

Danh tiếng của Đức Giêsu đã về đến làng của Người. Nhưng thay vì hãnh diện, những người đồng hương của Người lại bất bình. Tất cả những điều đó không phù hợp với những gì họ biết về Người. Họ biết rõ Người hơn ai hết. Họ đã thấy Người lớn lên, họ đã cùng đi đến trường học với Người. Người không có quyền trở thành "một người khác” hơn là những gì họ biết về Người.

Chúng ta cũng vậy, chúng ta cũng tự giới hạn mình trong một hiểu biết nào đó, từ chối tiến xa hơn, không chịu khám phá những điều mới mẻ. Lạy Chúa, xin giải thoát chúng con khỏi sự bảo thủ, khỏi những tư tưởng cũ mòn, khỏi sự đóng khung về trí tuệ và tâm linh. Xin đẩy chúng con ra khỏi những tập quán thích tiện nghi, khỏi thế giới quá bình lặng của chúng con.

Ông ta không phải là bác thợ con bà Maria, và anh em họ hàng với các ông Giacôbê, Gioan, Giuđa và Simon sao? Chị em của ông không phải là bà con lối xóm với chúng ta sao?

Tin Mừng của Thánh Mác-cô rất cụ thể, đến nỗi chúng ta cảm thấy rất gần với Đức Giêsu trong đời thường. Chúng ta hiểu rất rõ những suy nghĩ tầm thường của những nông dân trong một xóm nhỏ hẻo lánh miền quê. Đó là cuộc sống thôn dã: Chân trời dường như dừng lại ở những cánh đồi vây quanh làng. Và người ta kể ra nhiều tên... một danh sách anh chị em bà con. Theo cách thức của phương Đông, người ta gọi họ là "anh em”, không kể họ bên ngoại, vì truyền thống không dành chỗ đứng cho người phụ nữ. Người này là ai mà dám phá đổ những tục lệ của chúng ta, hủy bỏ tổ chức của thế giới nhỏ bé này, nơi đó người ta xác định con người theo một hộ tịch cứng nhắc, những tương quan xã hội được ấn định một lần thay cho tất cả. Cuối cùng, mỗi người phải ở tại vị trí của mình, đóng trong vai trò của mình. Không được thay đổi đột ngột.

Và đó là chướng ngại làm cho họ không tin vào Người.

Ba Tin Mừng nhất lãm Mát-thêu, Luca và Máccô đã kể lại cho chúng ta "sự thất bại" của Đức Giêsu. Người đã sống những biến cố đau thương. Đức Giêsu bị chối từ. Ngày nay, nhiều người vẫn có cùng một thái độ như người dân Na-za-rét lúc bấy giờ. Nhiều người nói "Tin Chúa", đồng ý? Nhưng tin Giáo Hội, thì không. Vâng, Giáo Hội, cũng như Chúa, có một khía cạnh con người, rất nhân bản. Các- giám mục, linh mục, Kitô hữu... là những người mà người ta biết quá? Ngày nay cũng như ngày xưa, nhiều người "bất bình" với Giáo Hội, cũng như người ta đã bất bình với Đức Giêsu. (Đó là đúng nghĩa chữ Hy Lạp éscandali Zonto"). Giáo Hội gây bất bình I Tin Mừng ghi lại, Đức Giêsu cũng đã gây bất bình sâu xa.

Trang Tin Mừng này là một thử thách nghiêm trọng đối với lý tưởng của chúng ta. Chúng ta phải chấp nhận sự không hoàn hảo của Giáo Hội. Đó là thực tế của việc nhập thể: Thiên Chúa ở trong làng, Thiên Chúa ở góc đường, Thiên Chúa tập đọc ở nhà trường, Thiên Chúa là anh em của một người nào đó.

Đức Giêsu bảo họ: "Ngôn sứ có bị rẻ rúng, thì cũng chỉ là ở chính quê hương mình, hay giữa đám bà con thân thuộc, và trong gia đình mình mà thôi".

Đức Giêsu bị "khinh miệt" nhất trong nhóm thân nhân của Người: Người ta đã hiểu lầm về Người. Thái độ quá thân quen có thể che khuất đi tính chất thâm sâu của những liên hệ. Giản lược Đức Giêsu trong nhiều kích nhân loại đó là khinh miệt Người. Sự gần gũi đích thực với Đức Giêsu không phải là một sự gần gũi thể lý, vật chất: Và chúng ta cũng có thể quan niệm sai lầm về dấu chỉ" như khi nghĩ rằng: Chỉ cần làm những cử chỉ bên ngoài là đương nhiên thuộc về "gia đình" của Đức Giêsu. Tuy nhiên chúng ta vẫn biết, điều làm nên "gia đình" thực sự của Người, không phải là những liên hệ huyết thống, mà chính là đức tin- "Kẻ nào làm theo ý Thiên Chúa, đó là anh em Thầy, chị em Thầy và là Mẹ Thầy" (Mc 3,35). Đức Giêsu đã tự tạo cho mình một gia đình mới: Đó là những người nghe! Chúa và đem ra thực hành.

Người đã không thể làm được phép lạ nào tại đó; Người chỉ đặt tay trên một vài bệnh nhân và chữa lành họ.

Đây là một sự mạe khải lạ kỳ, làm- đảo lộn những khuôn khổ sẵn có của chúng ta. Một sự chữa lành, dù là bằng cách đặt tay, không thể là một phép lạ được? Đức Giêsu đã chữa lành nhiều bệnh, nhưng đó không thuộc loại những phép lạ? Như thế, muốn nói lên điều gì? phải có đức tin mới có phép lạ thực sự. Một sự chữa lành không đưa đến việc đón nhận Đức Giêsu trong đức tin, không phải là một phép lạ thật, vì thiếu ý nghĩa cốt yếu của nó.

Điều này có thể chứng minh cho chúng ta rằng: Phép lạ không đủ để ban đức tin. Những người ở Na-za-rét nói: Bởi đâu tay ông làm được những phép lạ phi thường...trong những làng lân cận?"- Hoạt động của Đức Giêsu không rõ ràng, cả những phép lạ vĩ đại nhất cũng không đủ để làm cho chúng ta hiểu mầu nhiệm của bản thân Người. Và chúng ta tiếp tục xin Chúa can thiệp để chứng minh "Người là ai". Tuy nhiên, chúng ta đã được khuyến cáo: “Người ta có thể nhìn mà không thấy, nghe mà không hiểu” (Mc 4,12) và "mặc dù Đức Giêsu đã làm những dấu lạ rất lớn trước mắt họ, họ đã không tin Người" (Ga 12,37) Điều đó cho chúng ta hiểu, tại sao một số Kitô hữu nghi ngờ những phép lạ, và Giáo Hội phải thận trọng thế nào... khác với những hạng người “buôn thần bán thánh ".

Người lấy làm lạ vì họ không chịu tin.

Sự khước từ đức tin dường như là một đặc điểm trong suốt giai đoạn hai của tác vụ Đức Giêsu. Giờ đây Đức Giêsu đối diện với hiện tượng không tin. Đôi khi chúng ta cũng có cảm tưởng rằng đó là một hiện tượng tiêu biểu của thế giới ngày nay, như thể chỉ có những thời đại trước mới là thời đại của đục tin. Vẫn thường xảy ra là người ta lên án Giáo Hội: "Người ta không còn dạy tôn giáo nữa, người ta không dạy giáo lý nữa". Vì thế khi Đức Giêsu đích thân giảng dạy trong làng của Người, là nơi thanh sạch và dành riêng cho Người cư ngụ, thế mà Người cũng không khơi dậy được đức tin. Ngày nay, biết bao bậc cha mẹ đứng trước một hiện tướng như thế, trước con cái của họ. Chính Đức Giêsu, dù là Đấng chí thánh cũng đã gặp những người không tin trong thân nhân của Người. Sự bất lực của Đức Giêsu trước thái độ không tin của những người đồng hương, biểu lộ sự hoàn toàn tôn trọng tự do của con người: Đây là hình ảnh biểu lộ thái độ tôn trọng của Thiên Chúa đối với tự do mà Người đã tạo ra. Sự bất lực bí nhiệm "thần thiêng" này, phải làm chúng ta suy nghĩ sâu xa: Đức tin của chúng ta có thể không vững phắc như chúng ta tưởng, Đức tin là một thực tại mỏng giòn và thường bị đe dọa.

Rồi Đức Giêsu đi khắp các làng mà giảng dạy.

Ở đây tôi nhận được bài học quý giá cho những thất bại của tôi. Đứng trước thất bại chua cay mà Đức Giêsu đã gặp tại Na-za-rét, thay vì chịu thua, Người lại lên đường tiếp tục Người lấy làm ngạc nhiên vì sự cũng lòng của họ". Thánh Mác-cô ghi lại vắn tắt như thế? Thật khó mà đón nhận thất bại, và chân thành rút ra từ đó những hệ quả tích cực, nếu không chịu ngã thua.

Ba bài đọc Chúa nhật hôm nay đến với chúng ta về một thứ "linh đạo của thất bại" Chúa ra lệnh cho ngôn sứ Ê-dê-ki-en (2,15) phải đứng vững đương đầu với một dân tộc đang khước từ sứ điệp của Người. Còn Thánh Phaolô (2 Cr 22,7-10) ngài thú nhận đã bị một "mũi dằm đâm vào thịt", một thất bại mà Ngài đã không chiến thắng được. Trước một nỗ lực hoán cải mà không tiến bộ, hay trước một tình huống đau thương nào đó chúng ta có vượt thắng được sự chán nản không?

Giáo phận Nha Trang - Chú Giải

"Không một Tiên tri nào mà không bị khinh bỉ ở quê hương"

BÀI TIN MỪNG: Mc 6,1-6

1. Ý CHÍNH:

Bài Tin Mừng hôm nay kể lại câu chuyện Chúa Giêsu trở về Nagiarét để rao giảng cho người đồng hương. Những phản ứng của những người đồng hương trước những lời giảng giải của Chúa Giêsu đã nói lên rằng hiệu quả của Tin Mừng Chúa Giêsu rao giảng tuỳ thuộc vào thái độ của người nghe: tín nhiệm, hoài nghi hay thống hối.

2. SUY NIỆM:

1/ Chúa Giêsu trở về quê nhà và các môn đệ theo Người ":

Đây là lần thứ hai Chúa Giêsu trở về Nagiarét (Lần thứ nhất Lc 4, 16-30). Lần này có các môn đệ cùng theo Người trở về quê không phải chỉ để thăm thân nhân, nhưng còn để thi hành sứ vụ là rao giảng Tin Mừng nữa.

2/ "Đến ngày Sabát Người vào giảng trong Hội đường ":

Những buổi giảng thuyết tại Hội đường Do thái vào những ngày lễ nghỉ, thường có thói quen, ngoài những người có trách nhiệm giảng giải như các thầy thông luật, người ta còn mời những thính giả có uy tín đứng lên giảng Thánh Kinh. Lần này Chúa Giêsu là người được tín nhiệm và được mời đứng lên giảng Thánh Kinh cho cả Hội đường nghe.

Nhiều thính giả sửng sốt về giáo lý của Người. Người ta đã được nghe nói về Người, nghe về các phép lạ Người làm như phép lạ mới xảy ra tại Capharnaum, trước khi về quê (Mc 5, 21 - 43), họ đã ngạc nhiên. Nay trực tiếp được nghe chính lời Người giảng, họ lại càng ngạc nhiên hơn (Lc 4, 22).

3/ "Bởi đâu ông này được như vậy? sao ông được khôn ngoan như vậy? bởi đâu tay Người làm được những sự lạ thế ấy? ":

Những câu vấn nạn này của đám đông dân chúng tại Nagiarét biểu lộ một thái độ kinh ngạc trước việc làm và những lời giảng dạy của Chúa Giêsu. Nhưng sự kinh ngạc này không giống như sự kinh ngạc của những người được chứng kiến Chúa Giêsu làm phép lạ cho con gái ông Giairô sống lại. " Họ sửng sốt kinh ngạc " (Mc 5, 43). Vì một đàng kinh ngạc về việc làm và lời giảng dạy của Chúa Giêsu nhưng còn ẩn chứa một sự hoài nghi về chính con người của Người, nên không dẫn họ đến đức tin (Lc 6, 6). Một đàn kinh ngạc về chính con người của Chúa Giêsu vì họ nhận ra uy quyền của Người và vì vậy sự kinh ngạc này dẫn họ đến đức tin (Lc 5, 35 - 43).

4/ "Ông này chẳng phải con bác thợ mộc con bà Maria ":

Ở đây diễn tả tâm trạng hoài nghi về nguồn gốc Đức Giêsu. Sự hoài nghi này nói lên tính cách phủ nhận uy quyền của Chúa Giêsu, vì " Ông là con bác thợ mộc con bà Maria ".

" Bác thợ mộc ": diễn tả con người tầm thường.

" Con bà Maria ": con của một người đàn bà cũng giống như bao người khác.

" Anh em với ": mối liên hệ bình thường như bao người khác. Chữ anh em ở đây phải hiểu là bà con chứ không phải là anh em ruột vì Giuse và Giacôbê là con của Clêopa và bà Maria (Mt 27, 56; Ga 19, 23). Giuđa là con của Giacôbê (Lc 6, 16).

5/ "Và họ vấp phạm vì Người ":

+ Vì Chúa Giêsu là một người có nguồn gốc có vẻ tầm thường như họ thấy, nên họ nhìn sai lệch về con người của Chúa Giêsu. Họ khinh thường về nguồn gốc nên đã không nhận ra uy quyền của Chúa Giêsu. Vì thế " Họ bị vấp phạm vì Người ".

+ Họ vấp phạm vì họ đã quên những tấm gương trong Kinh Thánh rằng:

* Abraham là kẻ thờ tà thần mà đã được Thiên Chúa chọn làm " cha " những kẻ " tin ".

* Đavit xưa đang đi chăn chiên, chúa sai đến sức dầu để làm vua (xem 1 Cr 1, 27 - 29; Lc 1, 52).

6/ "Không có một Tiên tri nào mà không bị khinh bỉ nơi quê hương ":

Chúa Giêsu lấy câu châm ngôn này để ám chỉ rằng: Người là vị Tiên tri thật (Lc 6, 15; 8, 28; Lc 13, 33) nhưng lại không được người đồng hương chấp nhận (Lc 4, 26 - 27).

7/ "Ở đó Người không làm phép lạ nào được ":

Mỗi lần Chúa Giêsu làm phép lạ chữa bệnh cho người ta, Người thường đòi hỏi đức tin: " Hỡi con, đức tin con đã chữa con " (Lc 5, 34). Vì người đồng hương không tin vào người nên người không làm phép lạ nào được, ngoại trừ đặt tay chữa vài bệnh nhân. Ở đây muốn nói tuy số đông không tin vào Người, nhưng vẫn có một số người biết đón nhận những việc Người làm và những lời Người giảng.

8/ "Người ngạc nhiên vì họ cứng lòng tin ":

Người đồng hương biết sửng sốt về giáo lý của Người, mà lại không tin chính con người của Người quả là một điều khác thường đáng ngạc nhiên. Biết nhận ra những việc làm và lời nói của Chúa Giêsu là lạ thường, là khôn ngoan mà lại không biết chấp nhận uy quyền của Người thì thực là cứng lòng.

9/ "Người đi rảo qua các làng xung quanh mà giảng ":

Vì bị khước từ ở quê hương Nagiarét, nên Chúa phải lên đường trở về Capharnaum. Trên đường đi Chúa Giêsu rao giảng Tin Mừng cho các dân làng Người đi qua.

III. ÁP DỤNG:

A/ Áp dụng theo Tin Mừng:

* Qua bài Tin Mừng hôm nay, Giáo Hội muốn nhắn nhủ chúng ta là những người đã có niềm tin vào Thiên Chúa, đã được quan phòng đầy đủ những phương tiện siêu nhiên và tự nhiên để duy trì và làm phát triển đức tin. Chúng ta đừng sống như kiểu " quen quá hóa nhàm " hay " Gần chùa gọi bụt bằng anh " nhưng cần phải nỗ lực đào sâu đức tin bằng cách học hỏi tìm hiểu về Thiên Chúa mỗi ngày một hơn.

* Giáo Hội cũng muốn dùng câu chuyện người đồng hương từ chối Chúa Giêsu để cảnh tỉnh những người đã tin vào Chúa mà còn phải bội lại Chúa, đã ở trong Giáo Hội mà còn chống đối, bực tức giận hờn Giáo Hội.

* Khi nhắc đến việc người đồng hương từ chối Chúa Giêsu vì hồ nghi về nguồn gốc của Người, thánh sử Máccô muốn mời gọi chúng ta phải tuyên xưng đức tin vào Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa (Mc 1, 1; 15 - 39) và tin vào Giáo Hội là duy nhất, là thánh thiện, là công giáo và tông truyền mặc dầu thấy Giáo Hội ở trong hoàn cảnh nào đi nữa.

* Sự thất bại của Chúa Giêsu ở Nagiarét cũng là sự thất bại của Giáo Hội chúng ta trên con đường tông đồ truyền giáo mà ta thường gặp.

B/ Áp dụng thực hành:

1/ Nhìn vào Chúa Giêsu:

* Chúa Giêsu gắn bó với quê hương vì Người đã trở về quê hương để giảng dạy cho dân làng. noi gương Chúa, chúng ta gắn bó với quê hương không phải chỉ bằng những cuộc thăm viếng, nhưng bằng chính việc tông đồ qua đời sống gương sáng, chứng tích bác ái đối với gia đình, người thân cũng giống như những người chung sống với gia đình mình.

* Chúa Giêsu bị người đồng hương coi rẻ vì những hình thức bên ngoài có vẻ tầm thường. Chúng ta cũng thường bị những người xung quanh, nhất là những người đang sống với chúng ta coi rẻ, coi thường chỉ vì " Quen quá hóa nhàm ".

* Họ vấp phạm vì Người: trong đời sống chung vì quá quen thuộc, nên đôi khi thi hành tinh thần Tin Mừng chúng ta thường nên cớ cho người ta bàn tán, chê bai, coi thường...

2/ Nhìn vào những người đồng hương của Chúa Giêsu:

* Họ đã có thái độ khinh rẻ Chúa Giêsu chỉ vì thấy nguồn gốc họ hàng, gia cảnh của Người có vẻ tầm thường. Đó là thái độ chúng ta khi chúng ta giảm sút lòng đạo đức sốt sáng chỉ vì chúng ta coi thường những việc đạo đức có vẻ nhỏ mọn tầm thường hàng ngày.

* Những người Nagiarét đã đóng khung Thiên Chúa và tôn giáo trong các thành kiến hẹp hòi, vụ lợi và trần tục của họ. Vì thế họ không thể thấy được giá trị và uy quyền của Chúa Giêsu. Ta cũng vậy, ta thường có nhiều thành kiến và đường lối mà ta tưởng Thiên Chúa phải dùng để đến với ta và đưa ta đến với Người. Chúng ta quên rằng đường lối Thiên Chúa khác với đường lối của ta, tư tưởng của Người khác với tư tưởng của ta. Bao nhiêu ân sủng đã phải vô ích chỉ vì ta không cởi mở đón nhận cái bất ngờ của Thiên Chúa, tức là những giá trị cao cả nấp sau những vẻ tầm thường.

3/ Cách nhìn bất ngờ khiêm tốn và kỳ lạ của các phương thế Thiên Chúa sử dụng:

Là Giáo Hội thánh thiện mà lại có tội nhân. Những thực tại ân sủng cao quý mà lại tiềm ẩn trong các dấu chỉ đơn sơ hiền lành, việc cao cả lại trao cho những con người yếu đuối...

Cần phải vượt qua những thử thách đức tin đó ta mới khám phá ra Thiên Chúa và Giáo Hội của Người.

©2020 - GIÁO XỨ HƯNG VĂN. All rights reserved.